Thực hiện các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào phù hợp?

Các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào là phù hợp chính là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ. Bởi mỗi mục đích xét nghiệm khác nhau cần một thời điểm tương ứng, nhằm mang lại kết quả thỏa đáng mong đợi. Cùng đọc bài viết này để biết chính xác thời điểm xét nghiệm nội tiết phù hợp nhu cầu của bạn.

1. Hiểu xét nghiệm nội tiết tố nữ là gì?

Xét nghiệm nội tiết tố nữ là một quy trình bao gồm các xét nghiệm nhỏ khác nhau, nhằm mục đích theo dõi và đánh giá về chức năng, tình trạng hoạt động và khả năng dự trữ noãn của buồng trứng bên trong cơ thể người phụ nữ.

Xét nghiệm nội tiết tố nữ nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của các chức năng sinh sản
Xét nghiệm nội tiết tố nữ nhằm đánh giá tình trạng hoạt động của các chức năng sinh sản

Dựa trên kết quả các hàng loạt xét nghiệm nội tiết tố nữ, bác sĩ sản khoa có thể nhận định chung về hoạt động của các tuyến nội tiết, chẩn đoán được sức khỏe sinh sản và phát hiện sớm những rối loạn nội tiết (nếu có).

2. Những xét nghiệm nội tiết tố thường được sử dụng

Hiện nay, các bệnh viện sản khoa áp dụng xét nghiệm 7 yếu tố nội tiết tố để chẩn đoán sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, cụ thể:

2.1 Estrogen

Estrogen là nội tiết tố quan trọng của mọi phụ nữ. Hormone này đóng vai trò như một “nhạc trưởng”, điều khiển và quy định các đặc điểm liên quan đến hình thể của người phụ nữ.

Estrogen quyết định những đặc điểm “nữ tính” của phái đẹp
Estrogen quyết định những đặc điểm “nữ tính” của phái đẹp

Estrogen là yếu tố tạo nên những đường cong quyến rũ, làn da mịn màng, giọng nói ngọt ngào và các vấn đề liên quan đến sức khỏe sinh sản như độ ẩm ướt, đàn hồi của vùng kín và chu kỳ kinh nguyệt.

Estrogen gồm có 3 loại là E1, E2 và E3.  Trong đó, E2 hay còn được gọi là Estradiol là phổ biến nhất. Trong cơ thể người phụ nữ, nồng độ estradiol dao động từ 70 – 220 pmol/L hoặc 20 – 60 pg/mL sẽ được coi là bình thường.

2.2 Testosterone

Testosterone vốn là một hormone của nam giới. Tuy nhiên, Testosterone cũng góp mặt trong cơ thể phụ nữ với một hàm lượng nhỏ. Testosterone có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc kích thích ham muốn tình dục của cả hai giới.

Chỉ số Testosterone bình thường ở phụ nữ là từ 15 – 70mg/dL. Vì thế, nếu xét nghiệm nội tiết tố nữ cho kết quả nồng độ Testosterone quá cao, đây có thể là dấu hiệu chị em mắc đa nang buồng trứng hoặc các bệnh u hiếm gặp.

2.3 Progesterone

Đối với chức năng sinh sản của người phụ nữ, Progesterone kích thích sự phát triển của niêm mạc tử cung và cả tuyến vú. Ở phụ nữ mang thai, nồng độ Progesterone được duy trì ở mức cao để bảo vệ cho thai nhi trong bụng.

Progesterone từ 5 – 20 ng/mL là bình thường
Progesterone từ 5 – 20 ng/mL là bình thường

Ở phụ nữ bình thường, nồng độ Progesterone được coi là phù hợp khi dao động từ 5 – 20 ng/mL. Khi xét nghiệm nội tiết tố nữ và phát hiện Progesterone vượt quá mức này, nhiều khả năng chị em có thể gặp tình trạng giảm ham muốn, suy nhược cơ thể, rối loạn kinh nguyệt, giảm ham muốn, trầm cảm, tức ngực,…

2.4 FSH

Một trong những xét nghiệm nội tiết tố nữ cần thực hiện là xét nghiệm nồng độ FSH nhằm chẩn đoán hội chứng đa nang buồng trứng ở phụ nữ. Khi xét nghiệm cho kết quả FSH với nồng độ cao, nghĩa là khả năng dự trữ của buồng trứng ở mức thấp. Nếu nồng độ FSH từ 1,4 – 9,6 IU/L thì có nghĩa là cơ thể chị em hoàn toàn bình thường.

2.5 AMH

Nếu chị em cần xét nghiệm nội tiết tố nữ nhằm mục đích chẩn đoán và điều trị các vấn đề về hiếm muộn thì xét nghiệm AMH sẽ được các bác sĩ sản khoa chỉ định. Xét nghiệm AMH giúp đánh giá khả năng sinh sản của buồng trứng trong cơ thể phụ nữ một cách chính xác.

AMH giúp đánh giá chính xác khả năng sinh sản
AMH giúp đánh giá chính xác khả năng sinh sản của buồng trứng

Cụ thể, nồng độ AMH ở mức bình thường sẽ dao động từ 2 – 6,8 ng/ml. Các trường hợp AMH nồng độ quá cao hoặc quá thấp đều không tốt. Bởi vì:

  • AMH quá cao: làm tăng nguy cơ quá kích buồng trứng, có thể dẫn đến tình trạng vô sinh
  • AMH quá thấp: làm giảm khả năng đáp ứng thuốc khi thực hiện quy trình thụ tinh ống nghiệm

2.6 LH

Một trong những xét nghiệm nội tiết tố nữ quan trọng là kiểm tra hormone LH. Đây là hormone có vai trò quan trọng trong quá trình làm chín noãn bào và giải phóng trứng. Sau khi trứng rụng, LH sẽ biến bào noãn thành thể vàng, thể vàng sau đó tiếp tục tiết ra Progesterone.

Nồng độ LH được coi là bình thường khi kết quả xét nghiệm nằm trong khoảng từ 0,8 – 26 IU/L. Nếu nồng độ LH quá cao có thể gây ảnh hưởng đến việc rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Chưa kể nồng độ LH quá cao còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang.

2.7 Prolactin

Bên cạnh các nội tiết tố kể trên, các chuyên gia sản khoa còn chỉ định xét nghiệm Prolactin cho phụ nữ. Khi nồng độ Prolactin ở mức cao, đây được xem là phương pháp tránh thai tự nhiên cho chị em đang cho con bú. Ngược lại, nếu Prolactin quá cao ở phụ nữ bình thường có thể dẫn đến tình trạng vô sinh. Theo đó, Prolactin ở mức bình thường dao động từ 127 – 637 μU/mL.

Nồng độ Prolactin bình thường dao động từ 127 – 637 μU/mL
Nồng độ Prolactin bình thường dao động từ 127 – 637 μU/mL

3. Tại sao nên đi xét nghiệm nội tiết tố nữ 

Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo chị em phụ nữ nên xét nghiệm nội tiết tố nữ định kỳ từ 1 – 2 lần/năm. Việc xét nghiệm nội tiết tố đều đặn giúp kiểm tra toàn diện sức khỏe sinh sản và phát hiện sớm những bất thường trong cơ thể (nếu có).

Ngoài ra, trong một số trường hợp, chị em cần làm xét nghiệm nội tiết tố, cụ thể:

  • Chu kỳ kinh nguyệt bị rối loạn
  • Phụ nữ bị mất kinh trên 3 tháng (vô kinh thứ phát) hoặc không có kinh (vô kinh nguyên phát)
  • Phụ nữ bước qua độ tuổi sau 35
  • Chị em nghi ngờ mình mắc hội chứng buồng trứng đa nang
  • Bị mất ngủ, cơ thể suy nhược, mệt mỏi thường xuyên
  • Rụng tóc nhiều, vã mồ hôi, tăng cân nhanh khó kiểm soát
  • Sắp thực hiện những phương pháp hỗ trợ sinh sản, ví dụ như thụ tinh nhân tạo

4. Nên xét nghiệm nội tiết tố nữ vào thời điểm nào?

Các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào là hợp lý? Tùy từng giai đoạn của chu kỳ kinh nguyệt mà nồng độ của các hormone nội tiết tố nữ có thể thay đổi. Một số xét nghiệm nội tiết tố nữ cần được tiến hành vào khoảng thời gian nhất định là trước hoặc sau chu kỳ kinh để cho kết quả chính xác nhất. Cụ thể:

  • Xét nghiệm LH và FSH: Ngày thứ 2 – 4 của chu kỳ kinh nguyệt
  • Xét nghiệm Progesterone: Ngày thứ 21 – 28 của vòng kinh
  • Các xét nghiệm AMH, Testosterone, Estrogen và Prolactin có thể thực hiện vào mọi thời điểm vì đây là các hormone có nồng độ khá ổn định
Tùy loại xét nghiệm muốn thực hiện mà bạn chọn thời điểm phù hợp
Tùy loại xét nghiệm muốn thực hiện mà bạn chọn thời điểm phù hợp

5. Những lưu ý cần biết khi xét nghiệm nội tiết tố nữ

Khi xét nghiệm nội tiết tố nữ, bạn cần lưu ý một vài điều sau:

Đây là các xét nghiệm không cần phải nhịn ăn sáng như những loại xét nghiệm khác. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý chọn thời điểm phù hợp để cho kết quả xét nghiệm chính xác

Cơ địa mỗi phụ nữ sẽ có những sự khác biệt về nội tiết do chu kỳ kinh nguyệt, các loại thuốc đang điều trị hoặc chu kỳ kinh nguyệt. Bạn nên chủ động gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và chỉ định xét nghiệm nội tiết tố chính xác nhất.

Các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào là phù hợp? Các chuyên gia cho rằng phụ nữ nên xét nghiệm nội tiết định kỳ 1 – 2 lần trong năm và khi nhận thấy cơ thể có một số dấu hiệu sức khỏe bất thường. Việc xét nghiệm nội tiết tố giúp bạn nhận định tình trạng sức khỏe và điều trị kịp thời các bệnh lý liên quan đến nội tiết tố (nếu có).

The post Thực hiện các xét nghiệm nội tiết nữ vào thời điểm nào phù hợp? appeared first on Công ty TNHH Đầu Tư Thương Mại Venus.



source https://venusglobal.com.vn/cac-xet-nghiem-noi-tiet-nu-vao-thoi-diem-nao/

source https://venusglobalvn.blogspot.com/2022/01/thuc-hien-cac-xet-nghiem-noi-tiet-nu.html

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

How to Choose a Papers Writing Service

VNS GROUP CHÍNH THỨC KHAI TRƯƠNG SHOWROOM ĐẦU TIÊN TẠI HẠ LONG

VNS GROUP MỪNG HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC VỚI MEDISTAR – NHÀ MÁY TIÊU CHUẨN ISO 22000 & GMP